CMS là gì? Ưu nhược điểm của CMS và một số hệ CMS phổ biến

Khi phát triển và quản lý mọi khía cạnh của website, chắc hẳn bạn sẽ thường xuyên nghe tới từ “CMS”. Tuy nhiên, trên thực tế có ít người hiểu được ý nghĩa của CMS là gì? Hãy cùng Mình tìm hiểu CMS là gì, cũng như ưu, nhược điểm của nó qua bài viết bên dưới nhé.
 

1CMS là gì? Vai trò của CMS

CMS (viết tắt: Content Management System) đây là hệ thống quản trị nội dung nhằm mục đích giúp dễ dàng quản lý, chỉnh sửa nội dung trên trang web. Với nội dung ở đây là text, video, nhạc, hình ảnh, files,…

Khi làm việc trên CMS, người quản trị website có thể cập nhật, thay đổi nội dung trên website một cách đơn giản. Một hệ thống CMS tốt sẽ giúp vận hành website dễ dàng mà không cần sự can thiệp, hỗ trợ từ người lập trình thiết lập trang web.

CMS là gì?

CMS có vai trò quan trọng trong quản lý trang web, với các chức năng cơ bản như sau:

CMS có vai trò quan trọng trong quản lý trang web, với các chức năng cơ bản

Vì vậy, doanh nghiệp cần cài đặt CMS trong quản lí website để quá trình vận hành doanh nghiệp được dễ dàng và thuận lợi. Điều đó góp phần trong việc khẳng định vị thế thương hiệu mạnh mẽ.

2Phân loại CMS

CMS mã nguồn mở (Open Source)

Các CMS này có đặc điểm là ngay sau khi chủ website cài đặt trên Server (máy chủ) thì nó đã có rất nhiều tính năng như: quản lý bài viết, quản lý trang, quản lý tài khoản, quản lý liên kết, tag (gắn thẻ), cấu hình,...

Các CMS mã nguồn mở được sử dụng phổ biến trên thế giới, giúp xử lý xây dựng website phục vụ cho cá nhân và doanh nghiệp như WordPress, Joomla, Drupal, Magento,… Nhìn chung, việc quản trị website trên những nền tảng này là khá thuận lợi.

Khi người quản trị website có khả năng quản lý một trong các nền tảng trên thì rất dễ để quản trị những nền tảng và công cụ khác.

CMS mã nguồn mở (Open Source)

CMS tự code hay xây dựng, Framework

Xây dựng CMS tự code (lập trình) đồng nghĩa với việc tất cả sẽ được xây dựng lại từ đầu. Tuy việc tạo mới có thể sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng cách này sẽ giúp bạn có một CMS theo ý mình và có thể linh hoạt thay đổi cho tối ưu nhất. 

CMS tự code hay xây dựng, Framework

CMS được dựng (build) sẵn và dùng mất phí

Để sở hữu các CMS được build sẵn và đóng gói này, bạn chỉ việc mua license (giấy phép), đóng phí support (hỗ trợ) hàng năm và sau đó xây dựng nội dung theo ý muốn. Đơn vị cung cấp sẽ tiến hành quản lý vận hành, bảo trì và sửa lỗi cho bạn.

Thêm vào đó, hệ thống này có nhiều chức năng hữu ích có sẵn, hoạt động ổn định và ít mắc lỗi.

CMS được dựng (build) sẵn và dùng mất phí

3CMS hoạt động như thế nào?

Khi xây dựng một trang web, thông thường người dùng phải thực hiện 2 bước:

Và cùng với các ngôn ngữ lập trình khác nhau, như CSS, JavaScript (cho front-end) và PHP, Python, JavaScript (cho back-end),…

CMS hoạt động như thế nào?

Đối với CMS, quy trình này được tối giản hóa. Với việc xây dựng hệ thống quản lý với giao diện chạy trực tiếp trên trình duyệt, người dùng sẽ sử dụng content editor (người biên tập nội dung) để tạo bài viết, trang web, xuất bản thông tin,… thay vì viết code như trước đó - vốn là điều tiêu tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức.

Bên cạnh đó, hệ thống này cho phép người dùng chỉ cần chỉnh sửa qua giao diện quản lý được cài đặt sẵn trước đó khi muốn chèn nội dung mà không cần phải trực tiếp truy cập vào server để tải ảnh lên.

4Ưu, nhược điểm của CMS

CMS là giải pháp lý tưởng cho rất nhiều chủ website. Tuy nhiên, nó cũng có những ưu và nhược điểm nhất định như sau:

Ưu điểm

Ưu, nhược điểm củ CMS

Nhược điểm

5Một số CMS phổ biến hiện nay

Hiên nay, WordPress, Magento (Opensource) hoặc Shopify (có phí)… là những CMS phổ biến được nhiều cá nhân và công ty sử dụng.

Trong đó WordPress sẽ thích hợp với các website dạng blog, tin tức, giới thiệu công ty, shop bán hàng thời trang nhỏ và vừa,… còn Magento có những yếu tố thích hợp để làm các website thương mại điện tử.

Một số CMS phổ biến hiện nay

Các CMS thông dụng hiện nay:

- WordPress (Opensource): Được xây dựng trên hệ thống ngôn ngữ PHP và được dùng phổ biến trong các lĩnh vực bất động sản, thương mại điện tử quy mô nhỏ, CMS này chiếm ưu thế hơn cả bởi tính đơn giản, dễ sử dụng và hỗ trợ nhiều plugin của nó.

- Magento (Opensource): Là CMS sử dụng ngôn ngữ PHP làm nền tảng và lưu trữ dữ liệu tại MySQL. Ưu điểm của CMS này là dùng mã nguồn mở, do đó người dùng có thể tự chọn giao diện hay cấu hình tùy theo ý thích.

- Joomla (Opensource): Có ưu điểm vượt trội là dễ dàng dùng và không đòi hỏi người dùng phải có trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên, Joomla ngày nay đang bị mất dần ưu thế nhưng tính thuận tiện là hoàn toàn không thể phủ nhận.

- Drupal (Opensource): Được xây dựng trên hệ thống ngôn ngữ PHP, đây là lựa chọn lý tưởng cho các trang web có quy mô trung bình hoặc lớn. Với sự linh hoạt, khả năng tùy chỉnh tốt cũng như hệ thống plug-in đa dạng của nó.